Thế cờ đang ở trong tay ai?
Sang
dự Đối thoại Shangri-la, dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày từ 30/5-1/6, Việt Nam cử một phái
đoàn gồm 20 quan chức, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và có
cả Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
Giáo
sư Thayer chia sẻ: “Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung
chung và không đi vào cụ thể. Đại tướng Phùng Quang Thanh có thể sẽ than phiền
về một số hành động trên Biển Đông của Trung Quốc và đề cập tới khả năng mở
đường dây nóng giữa hai nước, tăng cường trao đổi giữa các phái đoàn cấp cao và
tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp hiện nay, ví dụ như kêu gọi sớm
đi đến một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông”.
Giáo
sư Thayer cũng cho rằng ông Phùng Quang Thanh rơi vào thế bất lợi khi phải xuất
hiện trong cùng phiên họp với các bộ trưởng quốc phòng từ Úc David Johnson và
Indonesia Purnomo Yusgiantoro: “Cùng lắm Úc sẽ lặp lại quan điểm ủng hộ Tuyên
bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông, Indonesia cũng vậy. Đây không phải là một
nhóm mạnh để công khai hậu thuẫn Việt Nam ”.
“Về
giải pháp đấu tranh pháp lý, chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời
điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Theo
lịch làm việc được đăng tải trên trang web của Viện Nghiên cứu Chiến lược
(IISS), đơn vị tổ chức hội nghị, Tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu
trong phiên họp toàn thể vào lúc 12:00 trưa ngày 31/5 với chủ đề “Giải quyết các mối quan hệ căng thẳng mang tính chất
chiến lược”và sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với một số
trưởng đoàn khác tham dự Đối thoại Shangri-La 2014.
Một
nhân tố cực kỳ quan trọng đó là vai trò của Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo
Abe phát biểu tại Shangri-La: “Chúng tôi ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh
chấp thông qua đối thoại. Các động thái nhằm củng cố việc thay đổi hiện trạng
bằng cách tạo ra sự việc đã rồi cần bị lên án mạnh mẽ”. Và đây
sẽ là điều giới chức Việt Nam
đã tính toán.
Tại
phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “Về giải
pháp đấu tranh pháp lý, chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm
nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định.”
‘Đổi trắng thay đen’
Giáo sư Thayer cảnh báo rằng Trung Quốc đã cử một phái đoàn rất mạnh đến
Đối thoại Shangri-la năm nay, tiêu biểu là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh,
Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc, người nổi tiếng cứng rắn và có
tài hùng biện.
Bà Phó Oánh được xem là người hùng biện và hiệu quả hơn nhiều quan chức khác của TQ. |
“Tôi
đã quan sát bà Phó phát biểu nhiều lần. Người phụ nữ nhỏ con này có thể sử dụng
lời lẽ để đẩy văng bất cứ ai ra khỏi Trái Đất,” giáo sư Thayer nói.
Ông
dự đoán rằng phía Trung Quốc sẽ tìm cách “đổi trắng thay đen” và đổ lỗi cho
Việt Nam
là nước chủ động gân hấn.
Nhưng
bà Phó Oánh có tài hùng biện giỏi như thế nào đi chăng nữa cũng không thể thổi
bay các chứng cứ hung hăng và giàn khoan trái phép của Trung Quốc đang cắm
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Năm
nay, nhiều sự chú ý cũng được cho là sẽ tập trung vào nỗ lực tiến đến một vai
trò lớn hơn trong nền an ninh toàn cầu và khu vực của Nhật Bản, nước cũng đang
có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông.
Bình
luận về nỗ lực hiện nay nhằm tiến đến một vai trò lớn hơn trong nền an ninh
toàn cầu và khu vực của Nhật Bản, giáo sư Thayer cho rằng điều này sẽ được Việt
Nam
“hết sức hoan nghênh“.
“Tôi
đã nói chuyện với một số chuyên gia về Việt Nam và họ cho rằng Việt Nam càng
thắt chặt quan hệ với Nhật Bản và Philippines bao nhiêu sẽ càng khiến Trung
Quốc phải dè chừng bấy nhiêu,” ông nói.
“Trung
Quốc lúc đó sẽ phải xem xét liệu gây hấn với Việt Nam
khi nước này đang thắt chặt quan hệ với các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ có
khiến Washington
phải vào cuộc hay không.”
‘Đôi bên cùng bị hủy diệt’
Trong
bài viết trên Tạp chí Diplomat vào ngày 28/05,
Giáo sư Carl Thayer cho biết Việt Nam đã thực hiện cách tiếp cận “rất thận
trọng” và “ôn hòa” để giải quyết khủng hoảng với Trung Quốc.
Trước tiên là đảm bảo sự hiện
diện liên tục của các tàu phòng vệ và cảnh sát biển ở gần giàn khoan, tuy nhiên
cách ly tàu ngầm và tàu chiến ra khỏi vùng tranh chấp.
Thứ hai là đề xuất các giải
pháp ngoại giao: đề nghị một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Trung Quốc, mở đường dây nóng giữa lãnh đạo hai
bên, giao thiệp giữa quan chức ngoại giao, và đối thoại với đại diện của Bắc
Kinh bên lề các cuộc họp quốc tế.
“Tuy
vậy Trung Quốc đã khước từ tất cả các tiếp cận đó, và đối thoại giữa hai bên
vẫn hết sức lạnh nhạt,” ông Carl Thayer nói.
Trước
thất bại của các động thái song phương, có vẻ như Việt Nam sẽ cân nhắc
những chiến lược dài hạn để kiềm tỏa các hành động khiêu khích của Trung Quốc,
theo GS Thayer.
Tuy
vậy, GS Carl Thayer cảnh báo rằng nếu xung đột với Việt Nam leo thang tới miệng
hố chiến tranh, rất có thể Việt Nam sẽ sử dụng chiến lược “đôi bên cùng bị hủy
diệt”, nhằm phá hủy nền kinh tế Trung Quốc bằng cách tạo tâm lý bất ổn và đẩy
giá bảo hiểm tăng cao, khiến nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy.
Theo đó, Việt Nam sẽ
tập trung tấn công các tàu thương mại và chở dầu của Trung Quốc qua biển Đông,
cũng như căn cứ hải quân ở Hải Nam
và đảo Phú Lâm, những vị trí nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo bờ biển Việt
Nam .
“Một
vài chiến lược gia Việt Nam
còn cho rằng nước này có thể mua cấp tập số lượng lớn các tên lửa đạn đạo có đủ
khả năng tấn công Thượng Hải hoặc thậm chí là Hong Kong .
Khi xung đột vũ trang nổ ra, các thành phố này có thể là mục tiêu để làm rối
loạn kinh tế Trung Quốc. Nó sẽ gây ra ảnh hưởng toàn cầu, và các chuyên gia
Việt Nam kì vọng điều đó sẽ khiến các cường quốc can thiệp để ngăn cản Bắc Kinh
gây hấn,” Ông Thayer viết trên Diplomat.
Trung
Quốc có bộ máy quân sự, ngoại giao hùng mạnh nhưng đang bị cả thế giới lên án,
còn Việt Nam tuy quân sự, ngoại giao yếu hơn nhưng đủ sức răn đe và việt Nam có
chính nghĩa, được nhiều nước và truyền thông quốc tế ủng hộ. Thế cờ đang ở
trong tay ai?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn hãy để lại tin nhắn khi ghé thăm blog nhé. Hân hạnh!